6 LƯU Ý VỀ MỘT CHIẾC EMAIL XIN VIỆC CHUYÊN NGHIỆP!!!

Tôi đã gửi email rất nhiều, nhưng không nhận được hồi đáp từ nhà tuyển dụng, tại sao?” Chúng ta ai cũng đã từng trải qua những tình huống tương tự. Email được xem là một trong những hình thức giao tiếp chuyên nghiệp trong xã hội hiện nay. Việc luyện tập kỹ năng viết một chiếc email hoàn chỉnh là cách cơ bản nhất, để gây ấn tượng với người khác trên Internet. Cùng chúng mình “email bé xé ra to” xem để gửi 1 chiếc email tới nhà tuyển dụng, cần tới 6 điều sau cần lưu ý nhá!

1. Gói gọn về tiêu đề:

Một tiêu đề email trong hộp thư đến điển hình chỉ có thể nhìn thấy được khoảng 60 ký tự, và chỉ 25 – 30 ký tự trên thiết bị di động. Với không gian hạn chế như thế, hãy loại bỏ những từ ngữ không cần thiết. Thay vào đó hãy đi thẳng vào nội dung ý chính trong vòng 6-8 từ.

Với các bạn đang đi xin việc, tên, vị trí ứng tuyển, và “Hồ sơ xin việc, CV, chứng chỉ tiếng Anh,…” sẽ giúp nhà tuyển dụng thống kê và không để lỡ mất bạn trong biển ứng viên của công ty.

2. Làm sao để mở lời cho một email?

Dear Mr./Ms., Dear whom it may concern, Dear anh này, Dear chị kia… công thức mở đầu truyền thống và cơ bản nhất chúng ta vẫn thường dùng là Dear + cái gì đó, đơn giản, không cầu kỳ. Tiếng Trung thì thân thuộc nhất vẫn là 您好 + họ + 小姐/先生. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thay title cơ bản thành các chức danh của người nhận email. Có thể là Dear HR Manager Lin hoặc黃總裁您好. Một trong những cách đơn giản để tạo thiện cảm với người nhận email.

3. Xem kỹ nội dung, trau chuốt câu chữ, phân đoạn rõ ràng!

Hãy dành đoạn đầu để giới thiệu sơ về bản thân, nếu đó là lần đầu bạn gửi email cho người đó. Đoạn đầu tiên của email sẽ cho người nhận một cái nhìn khái quát về bản thân bạn kèm với vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Đoạn giữa sẽ là phần chi tiết nội dung bạn muốn truyền tải đến người nhận. 3-5 câu chia sẻ về kinh nghiệm, điểm mạnh của bản thân, cũng như lý do vì sao bạn nên được chọn vào vị trí này. Đoạn cuối sẽ tùy thuộc vào các trường hợp. Nhưng hầu hết, hãy dành 1 câu cảm ơn gửi đến nhà tuyển dụng ở đoạn này nhá. Phần kỹ năng viết nội dung email, chúng mình xin phép dành cho một bài post khác.

Bên cạnh những phân đoạn rõ ràng, rành mạch cho một email, bạn cũng nên chú ý đến cách dùng từ, câu chữ cho phù hợp nhá. Và cuối cùng là kiểm tra chính tả. Đừng để một vài lỗi chính tả nhỏ làm mất điểm của chiếc email đấy.

4. Nghiêm cấm biểu tượng cảm xúc!

Thật ra nghiêm cấm thì cũng không đến mức đấy. Nếu bạn viết email trao đổi với đồng nghiệp cùng cấp, thành viên trong nhóm, trong phòng ban, và hai bạn đã biết nhau từ trước thì không thành vấn đề. Tuy nhiên với người chưa quen biết, cấp trên, cũng như nhà tuyển dụng thì thêm :v; ヾ(“´∀`”)ノ; XD thì thật là ối giồi ôi luôn…

5. Trường hợp “thư đi, tệp ở lại”…

Kiểm tra lại tệp đính kèm trước khi gửi!

Kiểm tra lại tệp đính kèm trước khi gửi!

Kiểm tra lại tệp đính kèm trước khi gửi!

Cái gì quan trọng thì nhắc lại 3 lần. Nếu bạn lỡ có quên, thì Gmail có nâng cấp tính năng thu hồi tin nhắn trong khoảng 3 giây đấy. Lỡ quên thì chỉ có cách nhanh tay nhấn undo thôi, chứ để nhà tuyển dụng nhận được cái email xin việc xong không có CV thì khox chục dòng sông…

6. Thêm chữ ký vào email cho “xịn xò”

Chữ ký trong email là phần thông tin luôn tự động xuất hiện ở phần cuối của nội dung email. Chữ ký email không chỉ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng hay đối tác, khách hàng mà còn thể hiện phong cách làm việc chuyên nghiệp, lịch thiệp. Bên cạnh đó, tạo chữ ký email còn giúp người nhận nắm bắt những thông tin cá nhân, liên lạc quan trọng của bạn như số điện thoại, tài khoản mạng xã hội, địa chỉ làm việc, website,…

———–
Cám ơn các bạn đã theo dõi những thông tin từ T-Visa, hãy theo dõi fanpage và tham gia group của T-VISA để cập nhật thêm các thông tin về học tập và đời sống tại Đài Loan , cũng như những sự kiện sắp tới nhé!
Fanpage T-VISA: https://www.facebook.com/tvisa.fanpage
Group T-VISA: https://www.facebook.com/groups/tvisagroup